Tủ mát Alaska bị đóng tuyết là hiện tượng thường thấy trong quá trình sử dụng. Tuyết tích tụ không chỉ làm giảm hiệu suất làm lạnh mà còn tiêu tốn nhiều điện năng và gây khó khăn trong việc lấy thực phẩm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng này sẽ giúp bạn duy trì hoạt động hiệu quả của tủ mát và tiết kiệm chi phí.
Hiện tượng tủ mát Alaska bị đóng tuyết là gì?
Hiện tượng tủ mát Alaska bị đóng tuyết xuất hiện khi hơi ẩm trong không khí tiếp xúc với bề mặt lạnh của tủ mát, từ đó ngưng đọng lại thành tuyết. Chúng ta có thể dễ nhận thấy bằng mắt với các mảng tuyết trắng bám vào thành tủ, thậm chí là phủ một lớp tuyết bên ngoài thực phẩm.
Ban đầu khi tủ mát chỉ mới xuất hiện một ít tuyết, nhiều người thường không để ý vì lúc này sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu quả hoạt động của tủ. Nhưng sau một thời gian dài nếu không được giải quyết kịp thời thì lớp tuyết sẽ ngày càng dày lên, gây nên những vấn đề rắc rối nghiêm trọng cho tủ mát.
Nguyên nhân khiến tủ mát Alaska bị đóng tuyết và cách xử lý
Cài đặt nhiệt độ quá thấp
Thiết lập nhiệt độ quá thấp là nguyên nhân phổ biến khiến cho tủ mát Alaska bị đóng tuyết. Nếu như nhiệt độ trong tủ quá thấp so với lượng thực phẩm sẽ dẫn không đủ nhiệt để ngăn tuyết ngưng đọng, làm cho không khí ngưng đọng thành tuyết.
Cách xử lý: Kiểm tra lại nhiệt độ và xả tuyết cho tủ mát. Sau đó vệ sinh lại tủ thật sạch sẽ rồi điều chỉnh lại mức nhiệt phù hợp với lượng thực phẩm bên trong.
Lưu trữ thực phẩm chưa hợp lý
Tủ lạnh Alaska bị đóng tuyết do thói quen nhồi nhét quá nhiều thực phẩm tại các khu vực dàn lạnh nên không thể lưu thông không khí, làm cho tuyết ngưng đọng nhanh hơn, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của thiết bị. Lúc này chất lượng và an toàn thực phẩm cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Những thực phẩm đặt xa dàn lạnh không được cung cấp đủ nhiệt sẽ nhanh bị hỏng.
Cách xử lý: Lưu trữ và sắp xếp lại thực phẩm một cách hợp lý, không nên bố trí quá gần dàn lạnh để đảm bảo độ thoáng cần thiết trong tủ, giúp không khí lạnh lưu thông dễ dàng.
Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng
Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình duy trì nhiệt độ ổn định và điều khiển hoạt động của hệ thống làm lạnh tủ mát. Bộ cảm biến nhiệt bị lỗi sẽ không thể nhận biết nhiệt độ trong tủ là bao nhiêu, từ đó sẽ khiến cho hệ thống làm lạnh hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là không duy trì được nhiệt độ theo yêu cầu nên sẽ khiến thực phẩm trong tủ bảo quản không đúng cách, chất lượng giảm đáng kể.
Cách xử lý: Nên liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được xử lý bộ cảm biến nhiệt đúng cách.
Cửa tủ mát bị hở
Cửa tủ mát sau khi sử dụng nếu như không được đóng chặt sẽ khiến không khí bên ngoài xâm nhập vào bên trong, lúc này nhiệt độ có sự chênh lệch lớn nên rất dễ đọng tuyết và tạo thành các lớp băng.
Cách xử lý: Thường xuyên kiểm tra cửa tủ để đảm bảo của tủ luôn đóng chặt, không bị hở. Đặc biệt là kiểm tra các bộ phận như bản lề, gioăng cao su nếu bị hỏng thì có thể sửa chữa hoặc thay mới.
Hệ thống làm lạnh gặp vấn đề
Tủ mát Alaska bị đóng tuyết bởi hệ thống làm lạnh bị hỏng, có thể do quạt, máy nén hoặc bơm lạnh không hoạt động khiến cho nhiệt độ bị điều chỉnh không đúng cách, tủ mát sẽ tiếp tục làm lạnh vượt mức cần thiết, dẫn đến việc tuyết hình thành nhanh chóng.
Cách xử lý: Kiểm tra khả năng hoạt động của quạt làm mát và quạt hơi để đảm bảo duy trì hiệu suất của tủ, hạn chế tình trạng đóng tuyết. Đồng thời nên vệ sinh sạch sẽ các cánh quạt để không khí lưu thông tốt trong tủ mát.
Không vệ sinh, bảo trì tủ mát thường xuyên
Khi không vệ sinh tủ mát thường xuyên, bụi bẩn có thể tích tụ trên các bộ phận làm lạnh như cuộn dây và quạt. Lớp bụi này làm giảm khả năng tản nhiệt của hệ thống, khiến cho hệ thống làm lạnh phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ mong muốn.
Cách xử lý: Nên liên hệ với trung tâm bảo hành để bảo trì tủ định kì, giúp duy trì hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của tủ mát.
Nguyên nhân khác
Tủ mát Alaska bị đóng tuyết ngoài những nguyên nhân thường gặp trên thì còn có thể do những nguyên nhân khác như:
- Cầu chì nhiệt bị đứt khiến cho máy nén hoạt động liên tục không ngừng, hình thành nên tuyết dày bám trong tủ.
- Cuộn dây mô tơ bị cháy cản trở quá trình làm lạnh và hình thành hiện tượng đóng tuyết.
- Điện trở gia nhiệt bị cháy tác động lớn đến quá trình làm lạnh, gây nên băng tuyết trong tủ.
- Của gió dàn lạnh bị kẹt bánh răng, không mở được làm cho không khí không lưu thông đúng cách, dễ khiến tủ bị đóng tuyết.
Những tác hại nghiêm trọng khi tủ mát Alaska bị đóng tuyết
Hiệu quả bảo quản kém
Khi tủ mát Alaska bị đóng tuyết, lớp tuyết dày sẽ cản trở luồng khí lạnh lưu thông đều khắp tủ. Thực phẩm ở những khu vực không đủ lạnh sẽ không được bảo quản tốt, dễ bị hỏng hoặc mất đi chất lượng. Điều này đặc biệt nguy hiểm với các loại thực phẩm dễ hỏng như thịt, sữa và rau quả.
Giảm tuổi thọ của thiết bị
Lớp tuyết dày khiến hệ thống làm lạnh phải hoạt động liên tục và với công suất cao hơn để duy trì nhiệt độ cần thiết. Sự quá tải này có thể gây hư hỏng các bộ phận của tủ, như máy nén, quạt,… Thiết bị sẽ nhanh chóng bị mòn, hỏng hóc và cần phải sửa chữa hoặc thay thế sớm hơn dự kiến. Điều này không chỉ tốn kém chi phí mà còn gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày
Tốn nhiều điện năng
Khi tủ mát bị đóng tuyết, hệ thống làm lạnh phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ mong muốn. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ điện năng tăng cao. Hóa đơn tiền điện sẽ tăng đáng kể, gây tốn kém chi phí cho gia đình. Ngoài ra, việc tiêu thụ năng lượng nhiều hơn còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Trên đây là những bước đơn giản để xử lý tủ mát Alaska bị đóng tuyết ngay tại nhà, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo tủ hoạt động tối ưu. Hi vọng với những hướng dẫn cụ thể mà tủ mát siêu thị wincool chia sẻ bạn hoàn toàn có thể xử lý tình trạng đóng tuyết của tủ mát Alaska một cách hiệu quả và nhanh chóng tại nhà.